Nhóm lao động có trình độ đại học trở lên có nguy cơ thất nghiệp ngày càng cao

Theo thống kê của Viện Khoa học lạo động và xã hội ( Bộ Lao động – Thương binh và xã hội), trong vài năm trở lại đây tỷ lệ người lao động có trinh độ đại học trở có xu hướng tăng cao so với nhóm lao động phổ thông.

Tỷ lệ thất nghiệp nhóm trình độ đại học trở lên tăng mạnh
Tỷ lệ thất nghiệp nhóm trình độ đại học trở lên tăng mạnh

 

Theo bản tin cấp nhập thị trường lao động vừa được Viện Khoa học lạo động và xã hội ( Bộ Lao động – Thương binh và xã hội) công bố, quý III/2018 cả nước có 1.159,8 nghìn lao động đang trong tình trạng thất nghiệp. Đáng lưu ý, số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 241 nghìn người tăng 54,3 nghìn người so với quý II, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này chiếm 4,51%. Ở nhóm trình độ cao đẳng có 94,8 nghìn người thất nghiệp, tăng 2,9 nghìn người so với quý II/2018, tỷ lệ thất nghiệp nhóm này giảm nhẹ xuống còn 4,68% nhưng vẫn ở mức cao nhất. Đối với nhóm trình độ trung cấp có 96,5 nghìn người thất nghiệp, tăng 4,1 nghìn người, tỷ lệ thất nghiệp là 4,77%.

Cũng trong quý III/2018 số lao động trong độ tuổi thanh niên thất nghiệp là 610,9  người, tăng 35,8 nghìn người so với quý II, tuy nhiên tỷ lệ tăng thất nghiệp giảm nhẹ xuống mức 7,99%. Tính theo vùng lãnh thổ, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (2,51% mặc dù giảm nhẹ so với 2,95% của quý trước), tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ (2,68%), tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Trong quý III/2018, số người thất nghiệp dài hạn (12 tháng trở lên) chiếm 27,4% tổng số người thất nghiệp.

Ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội lí giải về việc gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm có trình độ đại học trở lên, là do căn bản nhất chính là quý III là thời điểm sinh viên các trường đại học vừa mới tốt nghiệp, cùng với đó sinh viên thường mất một khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng mới tìm được việc làm. Ngoài ra, tình hình thị trường lao động cũng thay đổi thường xuyên và phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Cũng theo ông Vinh, nhiều doanh nghiệp phản hồi rằng thực tế khi tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp, doanh nghiệp thường phải mất thời gian đào tạo từ 3 – 6 tháng. Các kỹ năng khác như ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kỹ năng mềm vẫn là những khiếm khuyết trong đào tạo mà các cơ sở cần cải thiện trong thời gian tới để sinh viên ra trường có việc làm và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ đặt ra nhiều thách thức cho việc phát triển nguồn nhân lực, khi áp dụng các công nghệ tự động thì những ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc, điện tử… có nguy cơ giảm việc làm rất lớn.

Ông Vinh cũng cho rằng, lao động đã qua đào tạo ở nước ta hiện vẫn còn thấp song ngay cả đã qua đào tạo nhưng chất lượng vẫn chưa đáp ứng được, đặc biệt là những kỹ năng mềm và sáng tạo chưa được đào tạo bài bản và đầy đủ. Do đó, nếu không thay đổi trong chiến lược đào tạo để giúp bổ khuyết cho sinh viên những kỹ năng mới này thì duy trì việc làm sẽ là thách thức rất lớn.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *